Bạn đã biết hết ý nghĩa các số áo cầu thủ trong bóng đá chưa? Có mối liên hệ nào giữa số áo và vị trí thi đấu trong bóng đá hay không? Tại sao thủ môn hay mang áo số 1 và tiền đạo hay mang áo số 9? 

Aobongda.net sẽ giải đáp các thắc mắc này cùng bạn.

 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nội dung chính:
  1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỐ ÁO VÀ VỊ TRÍ TRONG BÓNG ĐÁ
  2. SỐ ÁO BÓNG ĐÁ ĐẸP CỦA CÁC CẦU THỦ
  3. LỊCH SỬ SỬ DỤNG SỐ ÁO CẦU THỦ TRONG THI ĐẤU
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá
 

I. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỐ ÁO VÀ VỊ TRÍ TRONG BÓNG ĐÁ

Số áo trong đội hình thi đấu chính thức của 1 đội bóng thông thường sẽ như sau: 

Thủ môn:

  • Đây là vị trí đầu tiên và cũng cực kỳ quan trọng, chiếm 50% sức mạnh đội bóng, là tướng lĩnh chỉ huy hàng phòng thủ.
  • Các thủ môn chính thức của 1 đội bóng thường mang áo số 1.  
  • Các thủ môn dự bị thường mang áo số 12,16, 22, 25, 30, v.v…(70% thủ môn dự bị mang áo 12)

Hậu vệ + Trung vệ:

  • Hậu vệ 2 cánh thường mang áo số 2 và số 3, 
  • Trung vệ: thường mang áo số 4 và số 5

Tiền vệ:

  • Tiền vệ phòng ngự và trung tâm thường mang áo số 6 và số 8. Các cầu thủ này hoạt động từ rìa vòng cấm này sang vòng cấm khác
  • Tiền vệ 2 cánh (hay còn gọi là tiền vệ chạy cánh) mang áo số 11 và số 7 trong đội bóng. 

Tiền đạo:

Có 2 vị trí tiền đạo theo đúng tiêu chuẩn nhất là:
  • Tiền đạo chơi lùi, đóng vai trò vệ tinh, thu hút hàng thủ đối phương, gây rối loạn và tạo cơ hội cho đồng đội, thường mang áo số 7 (hoặc các số áo khác như 10,11,19, 20…).
  • Tiền đạo trung phong - (còn gọi là tiền đạo cắm): đứng cao nhất trên đội hình, thường xuyên xuất hiện quanh khu vực 16m50 của đối phương để ghi bàn, thường mang áo số 9. Chính vì vậy, số 9 còn được gọi là "tay săn bàn chủ lực"

Ý nghĩa của số 10 trong bóng đá

  • Chiếc áo số 10 có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt.
  • Những cầu thủ mang áo số 10 thường là các nhạc trưởng chuyên điều phối bóng trên mặt trận tấn công
  • Đây là người điều khiển nhịp độ trận đấu, phát động tấn công và là “trung tâm chỉ huy” quan trọng nhất ngang với thủ môn.
  • 95% vị trí thi đấu của số 10 là vị trí tiền vệ tấn công, khi cần thiết có thể dâng lên chơi như 1 tiền đạo và khi cấp bách là cầu thủ đánh chặn đối phương từ phần sân của đối phương.
Trên đây chỉ là lý thuyết mà thôi, còn trong thực tế, cầu thủ thích số nào thì chọn số đó. Nếu số mình thích đã có người mang rồi thì phải chọn số khác hoặc thương lượng với người đó, trường hợp thương lượng đổi số áo cho nhau hơi hiếm.

II. SỐ ÁO BÓNG ĐÁ ĐẸP CỦA CÁC CẦU THỦ

Số 10 được coi là số áo đẹp nhất, được các cầu thủ bóng đá mơ ước nhất vì số 10 từ xưa đến nay là số áo của các huyền thoại và ngôi sao bóng đá thế giới như Maradona, Platini, Baggio, Matthaus, Zidane, Totti, Rooney, Messi...cho nên được mang áo số 10 là 1 vinh dự đặc biệt ko phải cầu thủ nào cũng có. Trong các đội bóng, kể cả đội bóng nhỏ thì cầu thủ mang áo số 10 thường là cầu thủ có trình độ thuộc loại giỏi nhất trong đội hình. 
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá

Trong số họ ,những người mang trên mình chiếc áo số 10 huyền thoại ,từ những huyền thoại trong quá khứ và bây giờ ,những cầu thủ số 10 tài năng .Bạn yêu thích cầu thủ nào nhất trong số họ ???
 
Tuy nhiên, cũng có 1 vài số áo huyền thoại khác như áo số 7 của Manchester United gắn liền với các giai thoại của George Best, Cantona, Beckham và mới đây nhất là tiền vệ đầy cá tính Cristiano Ronaldo.
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá 1

Những số 7 huyền thoại của MU
 
Ở Brazil, áo số 9 là số áo được các tiền đạo khao khát nhất vì trong lịch sử bóng đá Brazil, tiền đạo số 9 đều là những tiền đạo xuất sắc nhất.

Mặc dù vậy, phải kết luận 1 điều rằng: Số áo không làm nên 1 cầu thủ huyền thoại mà chỉ có cầu thủ mới làm nên huyền thoại cho số áo. Cho nên không phải cứ mặc áo số 10 vào thì bất cứ cầu thủ nào cũng thành huyền thoại bóng đá! Muốn thành huyền thoại bóng đá cần phải khổ luyện và cũng cần đến 1 chút cơ duyên.

III. LỊCH SỬ SỬ DỤNG SỐ ÁO CẦU THỦ TRONG THI ĐẤU

Các bạn vẫn thường nghe đến các cụm từ: Một tiền vệ số 10 cổ điển, Số 9 cổ điển lừng danh, Số 10 hiện đại dạng chăm chỉ, những số 6 huyền thoại, số 11 huyền thoại

Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, cầu thủ mà các tác giả giới thiệu lại mặc số áo khác hẳn các số áo được ghi chú. Ví dụ như Zidane được xem là một số 10, nhưng ở Real, anh lại mặc số 5; Nistelrooy là số 9 cổ điển, nhưng lại mặc số 10 ở Man Utd và 17 ở Real...

Theo cách hiểu thông thường, nói như thế có nghĩa là số 9 và số 10 là khái niệm đại diện cho những vai trò nhất định trên sân. Nhưng tại sao lại dùng những số áo này để xác định vai trò? Và liệu rằng ngoài số 9 và số 10, người ta còn dùng những số áo nào để gọi tên vai trò thi đấu nữa?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải đi ngược dòng lịch sử, trở về những năm đầu tiên sử dụng số áo cầu thủ.

Năm 1924, một đội bóng ở... nước Mỹ là Fall River Marksmen, trong trận đấu với St. Louis Vesper Buick là đội bóng đầu tiên trên thế giới sử dụng trang phục có số áo thi đấu.
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá 2

Đội bóng vô danh này là một...HUYỀN THOẠI TIÊN PHONG VỀ SỐ ÁO
 
Nhưng mãi đến năm 1928, HLV huyền thoại Herbert Chapman, cha đẻ của hệ thống W-M lừng danh, mới bắt đầu đưa ra ý tưởng sử dụng trang phục có số áo cho các trận đấu chuyên nghiệp ở châu Âu. Sáng kiến này được xem là một cuộc cánh mạng, các cầu thủ nhận biết được vị trí của mình trên sân và người hâm mộ cũng dễ dàng nhận ra họ đang nắm giữ vai trò gì trong đội hình.

Tuy nhiện, năm 1939, quy định về số áo mới được liên đoàn bóng đá Anh chính thức đưa vào luật. Theo điều luật này, các cầu thủ thi đấu phải mặc số áo tương ứng với vị trí của họ trong đội hình xuất phát. Nếu trong một trận đấu, bạn được bố trí đá tiền đạo, bạn sẽ có số áo khác, nhưng nếu trong một trận đấu khác, bạn được điều xuống đá tiền vệ trung tâm, bạn sẽ khoác số áo khác. Tương tự như thế. Cách xác định số áo theo điều luật này thực ra rất đơn giản: 

Đó là thời điểm mà tại nước Anh, 2-3-5 được xem là sơ đồ thi đấu phổ biến nhất, dù trên thực tế, sơ đồ W-M đã và đang đi tới cực thịnh tại đất nước này. 2-3-5 có thể xem như hệ thống thi đấu rõ ràng đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử bóng đá thế giới. FA đã dựa trên sơ đồ 2-3-5 để phát triển số áo, theo đó thủ môn mặc áo số 1, các số áo còn lại tăng dần từ thấp đến cao và từ phải qua trái: số 2 và 3 lần lượt cho hai hậu vệ; số 4, 5 và 6 lần lượt cho ba trung vệ (từ gốc: “half”); số 7, 8, 9, 10, 11 lần lượt cho năm tiền đạo. Không có số áo nào khác bởi cho tới tận năm 1965, người ta mới cho phép các đội có sự thay đổi cầu thủ trong trận đấu – dẫn tới việc cầu thủ dự bị cũng cần số áo.
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá 3
 Nếu thi đấu vào thời đó thì đội hình sẽ có số áo như thế này
 
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, khi khi FA ban hành điều luật về số áo, sơ đồ 2-3-5 đã sớm bị sơ đồ hiện đại hơn là W-M vượt mặt. Theo sơ đồ mới của Herbert Chapman, tiền vệ trung tâm số 5 lùi hẳn lại, về ngang các hậu vệ. 2 fullback số 2 và 3 chơi rộng hơn sang hai bên (đó là lý do ngày nay người ta gọi fullback là hậu vệ cánh). Đây cũng chính là lý do vì sao tại Anh, các hậu vệ giữa (“central defender”) vẫn được quen gọi là trung vệ (“central-half”). Hai trung vệ số 4, số 6 còn lại khi lùi thấp thì dần được gọi là các “half-back” – cái tên mà tới ngày nay đã thay đổi ý nghĩa rất nhiều. Ở tuyến trên, Chapman yêu cầu hai tiền đạo bên trong (“inside forward”) lùi lại để dễ kết nối hơn với tuyến dưới. Đó cũng chính là lý do vì sao các “số 8”, “số 10” lại thường đi kèm với quan niệm là cầu thủ chuyên làm bóng. Hệ quả là, số 5 trở thành số áo của trung vệ, còn số 8 và 10 trở thành tiền vệ công:

Khi ấy, tại Nam Mỹ, một sơ đồ mới hình thành và dần trở nên phổ biến, chủ yếu nhờ khả năng khắc trị sơ đồ W-M. Đó là 4-2-4. Với thành công rực rỡ của các CLB Brazil trong thập niên 1940 và ảnh hưởng của nó lan tới tận châu Âu trong thập niên 1950. Tại Anh, khi chuyển từ W-M sang 4-2-4, họ kéo “half-back” mặc áo số 6 xuống tuyến dưới cùng thành trung vệ số 2. Hai hậu vệ số 2 và số 3 chơi rộng hẳn sang hai biên và trở nên chuyên biệt. Cầu thủ số 4 tiến lên, số 8 lùi lại và bắt cặp thành bộ đôi tuyến giữa  - tiền veeg trung tâm, 2 tiền đạo cánh trở thành tiền vệ cánh, và số 10 dâng cao thành tiền đạo lùi.  Tiền đạo cắm vẫn mặc áo số 9.
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá 4
Đây cũng là lý do vì sao kể từ thời điểm đó, số 10 luôn được xem là cầu thủ kiến thiết, số 9 là trung phong chịu trách nhiệm ghi bàn. Ngoài ra thì người Anh còn xem số 8 và 4 là các tiền vệ trung tâm quan trọng trong đội, số 5 và 6 là trung vệ, cũng như xem chiếc áo số 7 dành cho các cầu thủ chạy cánh.

Nhưng không phải nền bóng đá nào cũng giống nước Anh. Ví dụ như ở Nam Mỹ, đất nước này đã phát triển sơ đồ 4-2-4 từ 4-3-3 chứ không phải từ 2-3-5, nên số 4 của họ lại là trung vệ, số 6 là hậu vệ trái, số 5 là tiền vệ phòng ngự. Còn ở Đông Âu, số 4 mới là cầu thủ bị kéo xuống đá trung vệ chứ không phải số 6 như ở Anh.
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá 5
Ảnh trái: Số áo cổ điển của Brazil  & Ảnh phải: số áo cổ điển của Đông Âu - Agrentina
 
Chính vì lý do này mà ở Argentina từng một thời nổi lên những tiền vệ phòng ngự số 5 cực kỳ bá đạo như Redondo, nhưng khi thi đấu ở châu Âu thì ngôi sao này lại được trao cho chiếc áo số 6. Hoặc những số 10 của Argentina thường được xem là tiền vệ công hơn (Riquelme, Aimar...) trong khi ở Brazil hoặc tây Âu lại có phần giống tiền đạo hơn (Rivaldo, Del Piero, Baggio, Bergkamp...)
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá 6
Những cầu thủ như Aimar khó lòng thích ứng với bóng đá hiện đại vì họ là số 10 tiền vệ chứ không phải số 10 tiền đạo như những Totti, Messi...

Tổng hợp tất cả những vấn đề trên lại, ta có thể thấy rõ rằng, trong thời kỳ bình minh của bóng đá, chỉ có số 1, 7, 11, 8, 9 và 10 là được cố định vị trí, còn các con số khác lại thay đổi vị trí liên tục. Đây là lý do mà chúng ta thường nhắc đến những số 7 huyền thoại, số 10 huyền thoại, số 9 huyền thoại... nhưng chẳng bao giờ nghe đến số 4 huyền thoại ở ngoài phạm vi nước Anh, số 5 huyền thoại ở ngoài Nam Mỹ hay số 3 huyền thoại ở đâu khác ngoài Ý...
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá 7
 MALDINI (áo đỏ) là một số 3 huyền thoại ở ý, nhưng ở Anh, bạn sẽ không tìm được một số 3 huyền thoại nào cả!
 
Nhưng ngay cả các số áo cố định như 1, 7, 8 và 11 cũng gần như không được xác định vào một vai trò như số 9 và 10. Lý do là, nếu như trong tất cả các nền bóng đá, số 9 luôn là sát thủ, còn số 10 là nhà kiến tạo, thì vai trò của các số áo khác trong từng nền bóng đá lại khác biệt nhau không nhỏ. Ví dụ như ở Anh, các cầu thủ đá cánh đều chỉ có vai trò chạy và tạt (kiểu như David Beckham ở M.U), nên số 7 và 11 khiến người ta nghĩ đến tiền vệ chạy cánh thuần túy, nhưng ở Ý hoặc Tây Ban Nha, các số 7 này phải là tiền đạo tầm xa, biết rê dắt bóng xâm nhập vòng cấm và khả năng dứt điểm thành bàn cực tốt...
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá 8
FIGO là một số huyền thoại, nhưng cách chơi của anh khác xa với những số 7 kiểu Anh như Beckham
 
Cuối cùng, cùng với sự phát triển của bóng đá hiện đại, các cầu thủ đã không cần ra sân trong các số áo cố định nữa. Ngày nay các cầu thủ đều được phép lựa chọn số áo riêng cho mình trong suốt giải đấu chứ không còn phụ thuộc vào vị trí như trước đây nữa. Vì thế, một cầu thủ số 9 vẫn có thể mặc số 3, trong khi hậu vệ lại mặc số 10, hoặc tương tự vậy. Chúng ta vẫn sẽ luôn biết “số 1” là thủ môn, “số 9” là tiền đạo chính, “số 10” là cầu thủ kiến tạo, “số 8” là con thoi. Và chúng ta cũng sẽ cùng hiểu vì sao “số 5” của người Nam Mỹ lại là “số 6” của châu Âu, “số 4” của Anh. Hay “số 11 Argentina” là người như thế nào, “số 6 Brazil” chạy cánh quyết liệt ra sao…
 
Ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá 9
Giờ đây các cầu thủ không còn bị giới hạn trong các số từ 1 đến 11 nữa!

Trên đây là ý nghĩa số áo cầu thủ trong bóng đá. Chúc các bạn sở hữu những số áo bóng đá đẹp và ý nghĩa cho riêng mình và đội bóng của mình. 
 
Xem thêm: