Việc đi giày vừa vặn khi đá bóng có thể giúp cải thiện hiệu suất, tốc độ, độ chuẩn của những cú sút và cả độ an toàn của cầu thủ. Thực tế, bên cạnh kích cỡ giày được định sẵn, dây giày với những cách buộc, hình thức buộc khác nhau sẽ tạo ra độ rộng thích hợp cho đôi giày để đôi chân bạn có thể đi vào thoải mái nhất. Và để có được kết quả tốt nhất, bạn nên tham khảo những cách buộc dây giày đá bóng không bị tuột chuẩn xịn dưới đây nhé.
Tóm Tắt:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BUỘC DÂY GIÀY ĐÁ BÓNG ĐÚNG CÁCH
Dây giày là một phần quan trọng của đôi giày bóng đá. Có thể nó không quan trọng như đế giày hay mũi giày nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thoải mái, an toàn và hiệu quả khi đá bóng. Nó giúp cố định bàn chân bạn, khiến đôi chân không bị chệch choạc, di chuyển bên trong giày.
Để hiểu thêm về tầm quan trọng của việc buộc dây giày đá bóng, bạn có thể tham khảo qua cách mà Lionel Messi chuẩn bị dây giày đá bóng của mình. Theo thông tin từ chính adidas, nhà tài trợ của Messi, anh luôn có những nguyên tắc đối với dây giày của mình:
- Đầu tiên, không bao giờ ra sân với sợi dây giày lỏng lẻo, bởi nó có thể khiến bạn chấn thương một cách cực kỳ vô duyên.
- Thứ hai, luôn kiểm tra xem dây giày có bị mòn, rách và có nguy cơ đứt hay không, bởi phải mất thời gian cho việc thay dây giày giữa trận là không đáng.
- Thứ ba, không để phần dây giày thừa quá dài bởi nó có thể làm bạn vấp ngã, nếu thấy dây quá dài, hãy thay nó bằng một sợi dây khác có độ dài phù hợp hơn.
Buộc dây giày bóng đá đúng cách sẽ giúp cầu thủ thoải mái chạy nhảy thi đấu hết mình tạo ra những khoảng khắc ấn tượng.
HƯỚNG DẪN CÁCH BUỘC DÂY GIÀY ĐÁ BÓNG KHÔNG BỊ TUỘT
Dây giày truyền thống thường tập trung toàn bộ lực ép vào dây buộc ở lỗ cuối và nút thắt. Trong quá trình hoạt động thể thao cường độ cao như chơi bóng đá hoặc chậy bộ, áp lực tích tụ nhiều và từ từ nới lỏng dây buộc. Đó chính là nguyên nhân gây tuột dây giày mà chúng ta thường gặp.
Để có thể có những bước chạy vững chắc trên sân, hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn cách buộc dây giày đá bóng không tuột dưới đây.
Bước 1: Tháo hẳn dây ra khỏi giày đá bóng. Sau đó bạn xỏ chân vào giày sao cho thoải mái nhất và bắt đầu xỏ dây giày. Việc này giúp cho đôi giày có thể ôm trọn được phần chân chứ không bị nén chặt lại vì dây buộc.
Sau đó, bạn cần xác định điểm giữa của dây giày. Bạn gập đôi dây giày lại và đặt điểm giữa của dây vào giữa hai lỗ giày ở thấp nhất. Chính là hai lỗ gần mũi chân nhất sao cho hai đầu dây ở hai bên.
Bước 2: Tiếp đến luồn 2 đầu dây qua 2 lỗ này. Sau đó, bắt chéo dây bên phải sang lỗ bên trái ngay kế trên, bắt chéo dây bên trái sang lỗ bên phải ngay kế trên. Kéo căng 2 đầu dây để giày ôm chân tốt nhất. ( Bonus: Xem các cách xỏ dây giày đá bóng đẹp để tăng tính thẩm mỹ cho đôi giày đá bóng của mình)
Bước 3: Tiếp tục luồn hai đầu dây sang hai lỗ đối diện ở hai bên đến khi hết lỗ. Còn nếu có lỗ phụ thì bạn cũng làm theo cách tương tự đến khi còn thừa 1 lỗ cuối cùng
Bước 4: Xỏ cả 2 dây ngược dây vào trong giày ở lỗ cuối.
Bước 5: Bắt chéo 2 dầy và lồng 2 đầu vào 2 cái tai
Bước 6: Kéo dây thật chặt từ lỗ đầu đến lỗ cuối để giúp giày đá bóng ôm sát chân hơn.
Bước 7: Sau khi đã luồn xong dây bạn cũng cần kiểm tra lại, đi lại vài vòng xem có thoải mái hay không. Nếu thấy quá chật hoặc quá lỏng bạn có thể điều chỉnh lại dây sao cho phù hợp.
Bước 8: Cuối cùng thắt nút dây giày thật chặt để không bị tuột dây giày trong lúc chạy. (Bonus: Có nhiều kiểu thắt nút dây giày đảm bảo độ chắc chắn, khiến giày không bị lỏng lẻo. Các bạn tiếp tục theo dõi ở nội dung bên dưới nhé)
Buộc dây giày đá bóng theo cách này sẽ chia đều áp lực lên các lỗ xỏ dây giày. Điều này giúp giảm áp lực lên phần thắt nút của dây. Khi buộc thì rất là chắc nhưng tháo rút ra lại rất nhanh. Giúp bạn tránh bị tuột dây giày đá bóng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm ra sân như cầu thủ bóng đá thực thụ rồi đó.
CÁC CÁCH THẮT NÚT DÂY GIÀY ĐÁ BÓNG
Chắc hẳn có nhiều lúc, bạn thấy dây giày hay bị tuột, có người nghĩ do dây giày trơn dễ tuột. Nhưng không phải, nhiều khi do bạn thắt nút dây giày không đúng cách đó. Thắt nút dây giày đá bóng tưởng đơn giản mà không hề đơn giản. Ai cũng có thể thắt nút dây giày đá bóng sai cách.
Cầu thủ bóng đá nổi tiếng Neymar đã từng nhận thẻ vàng trong một trận đấu tháng 4 năm 2018 vì tội “gây gián đoạn trận đấu” do thắt dây giày quá lâu.
Nhìn vào đôi giày của Neymar có thể nhận ra dây giày của anh ấy đã bị thắt nút sai – dẫn đến mất nhiều thời gian để chỉnh chặt lại dây giày. Nếu không chỉnh, thì lúc thi đấu giày của Neymar sẽ rơi ngay khi anh ấy sút quả bóng đi!
Với người chơi đá bóng, việc thắt nút dây giày đúng và nhanh là vô cùng quan trọng!
- Bạn sẽ cảm thấy bàn chân thoải mái hơn rất nhiều.
- Bước đi vững vàng, chắc chắn
- Tiết kiệm thời gian hơn so với kiểu thắt “ngẫu nhiên”
- Quan trọng nhất – giày của bạn sẽ đẹp hơn nhiều!
Cùng Aobongda.met điểm qua một vài
cách thắt nút dây giày đá bóng sao cho không bị tuột nhé
1. Cách thắt nút dây giày đá bóng cơ bản
Thường thì ta nên chọn Nút dẹt (Reef knot) – nút dây phổ biến trên thế giới để đảm bảo dây giày không bị tuột. Nút bò (Granny Knot) là cách làm sai của nút dẹt nên khi làm xong chúng trông rất giống cái sừng bò. Chúng rất dễ bị lỏng và tuột. 2 loại nút này rất dễ để phân biệt. Khi buộc xong, bạn chỉ cần để ý dây giày, nếu cả hai đầu dây cùng nằm bên trên hoặc cả 2 đầu dây cùng nằm dưới là nút dẹt; còn nếu mỗi bên có 1 sợi nằm trên và nằm dưới là nút bò.
Hướng dẫn:
- Thắt nút đệm, nút chéo X cơ bản
- Gấp đôi mỗi dây lại
- Thắt dây hình chữ X một lần nữa
- Hoàn thành
Các bạn sẽ để ý thấy cả 2 đầu của sợi màu đỏ đều nằm trên sợi dây màu trắng. Và 2 đầu của sợi màu trằng nằm dưới sợi dây màu đỏ
2. Cách thắt nút dây giày đá bóng không tuột (#2)
Đây là kiểu gia cố thêm của nút thắt thứ 2 thay vì chỉ 1 lần bắt chéo như cách thắt nút dây cơ bản.
Hướng dẫn:
- Thắt nút đệm, nút X cơ bản
- Gấp đôi 2 sợi dây giày lại
- Bắt đan chéo 2 đầu dây vào nhau
- Quấn thêm 1 lần nữa cho mỗi đầu dây
- Rút nút thắt
- Hoàn thành
3. Cách thắt nút dây giày đá bóng không tuột (#3)
Cũng chỉ với 6 thao tác nhanh gọn nhưng cách thắt nút dây giày đá bóng này không mấy phổ biến. Nhưng cách này còn dễ dàng thực hiện hơn so với cách thông thường bạn vẫn làm và mang lại hiệu quả tối đa cho cách cột cố định đoạn dây giày thừa của bạn.
Hướng dẫn:
- Thắt nút đệm
- Gấp đôi mỗi sợi dây giày
- Vặn chéo chỗ gấp
- Lồng 2 đầu dây vào nhau
- Rút nhẹ 2 đầu
- Hoàn thành
4. Cách thắt nút dây giày đá bóng không tuột (kiểu #1 dây)
Hướng dẫn:
- Thắt dây giày nút X cơ bản
- Gấp đôi 1 đầu dây giày
- Dùng dầu dây kia bắt chéo với dây đã gập
- Luồn dây đơn qua lỗ
- Rút nhẹ
- Hoàn thành
CÁCH XỎ DÂY GIÀY ĐÁ BÓNG CHUẨN XỊN
Cách xỏ dây giày đá bóng có thể không khó nhưng cần chú ý để vừa vặn nhất và không bị tuột. Sẽ không giống như các loại giày sneaker thông thường, bạn có thể tùy ý biến tấu để tăng tính thẩm mỹ, cách xỏ dây giày đá bóng chú trọng đến việc gọn gàng và chắc chắn. Thay đổi cách xỏ dây giày đá bóng cũng là một cách để tăng sự thoải mái và chắc chắn cho đôi chân của bạn bên trong đôi giày.
Nhưng cụ thể xỏ dây như thế nào cho phù hợp thì các bạn đã biết chưa? Nếu chưa, thì hãy cùng Aobongda.net tham khảo một số cách xỏ dây giày đá bóng hay, và hiệu quả mà chúng mang lại nhé.
#1 Kiểu xỏ dây nút chạy (Runner’s loop)
Như đã nói, dây giày giúp các bạn cố định đôi chân bên trong đôi giày. Vậy nên một điều hiển nhiên là bạn sẽ muốn thắt phần dây này vừa đủ chặt để bàn chân không bị chệch choạc. Tuy nhiên sẽ có nhiều lúc bạn thấy dù cố gắng kéo chặt theo kiểu thông thường thì phần dây vẫn có thể tuột ra hoặc phần nào lỏng lẻo. Nếu bạn từng gặp phải trường hợp như vậy và đang cần một kiểu thắt dây giúp cố định phần trên mu bàn chân, thì có thể tham khảo cách thắt nút chạy này. Đây còn được gọi là kiểu thắt dây khóa trên, vì nó giúp bạn “khóa” phần dây phía trên cùng lại, giúp việc cột dây được chắc chắn hơn.
Đầu tiên, xỏ chéo dây xen kẽ trái phải giữa các mắt từ dưới lên, như cách bạn vẫn luôn xỏ dây bình thường. Sợi dây sẽ tạo ra những hình chữ X xuyên suốt từ các mắt giày phía dưới, đi dần lên trên.
Tiếp theo, khi cả 2 bên trái phải chỉ còn lại 2 lỗ dây cuối cùng phía trên (hoặc 2 mắt dây cuối cùng mà bạn muốn dừng lại tùy theo bạn muốn xỏ hết các mắt hay không), thay vì tiếp tục xỏ chéo dây từ trái sang phải, bạn hãy xỏ sợi dây bên trái đi vào trong lỗ ngay phía trên nó (cùng bên trái).
Sau đó tiếp tục đi ra ở lỗ dây trên đó nữa. Rút dây từ từ sao cho phần dây nằm bên ngoài mà bạn vừa xỏ tạo thành một vòng tròn. Làm điều này tương tự với dây phía đối diện.
Khi 2 bên đã có 2 vòng tròn, hãy lấy đầu dây bên trái, xỏ qua vòng tròn nằm bên phải và ngược lại. Sau đó là rút dây và cột lại như bình thường.
Bạn có thể thấy với cách thắt dây này, phần nút tròn được tạo ra để thắt và giữ lấy đầu dây trước khi cột lại với nhau.
Việc này sẽ giúp 2 đầu dây được giữ cố định trước khi cột lại, và cố định luôn cả cổ chân bạn về phía gót giày.
#2 Kiểu xỏ dây vòng xuống đế
Nếu bạn đang sử dụng một cặp dây giày hơi dài và muốn rút ngắn phần dây thừa sau khi cột thì đây cũng là một cách hiệu quả.
Cách này khá đơn giản. Bạn có thể xỏ dây như bình thường, sau đó trước khi cột dây, hãy vòng dây xuống để quấn dây quanh phần “bụng” đôi giày khoảng 1 vòng, sau đó cột dây. Như vậy bạn vừa tận dụng và rút ngắn được phần dây giày thừa, vừa cố định được phần lòng bàn chân bên trong giày.
Khác với cách đầu tiên giúp cố định phần cổ chân, cách thứ hai nghiêng về cố định vị trí lòng bàn chân hơn. Một lưu ý cho các bạn là cách thắt vòng dây xuống đế giày thế này khiến dây giày của bạn sẽ cọ xát khá nhiều xuống mặt sân hay mặt cỏ, vậy nên có thể dây sẽ mau sờn rách hơn bình thường nếu thường xuyên sử dụng cách thắt dây này nhé.
#3 Kiểu xỏ dây của Dani Alves
Đây là cách thắt dây giày đá bóng được Dani Alves nghĩ ra và thực hiện đầu tiên. Cách này khá đơn giản. Trường hợp thường thấy mà bạn cần hoặc muốn áp dụng cách thắt dây này là khi bạn có bàn chân hơi bè hoặc mu bàn chân dày, nhưng lại thích những đôi giày ôm sát như kiểu Mercurial Vapor.
Chính Dani Alves cũng thực hiện kiểu thắt dây này trên đôi Mercurial Vapor của mình. Những gì bạn cần làm chỉ là bỏ qua những lỗ dây đầu tiên từ dưới lên, và chỉ xỏ dây bắt đầu từ các lỗ sau đó mà thôi. Bạn có thể lựa chọn bắt đầu xỏ dây từ khoảng 3 lỗ trên cùng của mỗi bên, hoặc thậm chí là chỉ xỏ dây từ 2 lỗ trên cùng mỗi bên mà thôi nếu chân bạn quá bè.
Việc bỏ qua những lỗ dây ở dưới cùng sẽ giúp phần upper ở mu giày có nhiều không gian để giãn ra nhất, qua đó bớt bó chặt lấy chân bạn ở vị trí này hơn.
Ngoài ra bạn còn có thể biến tấu kiểu thắt dây này ở những vị trí tùy thích. Ví dụ nhé: khi bạn xỏ dây đầy đủ hết các lỗ trên đôi giày, mang nó vào, và cảm thấy bị khó chịu ở phần gang bàn chân (phần giữa của bàn chân), thì khi đó bạn có thể thử xỏ dây ở 1 hoặc 2 lỗ đầu tiên ở phía mũi giày, sau đó “nhảy cóc” bỏ qua những lỗ dây ở giữa, tiếp tục xỏ dây lên những lỗ trên cùng. Nói tóm lại, nếu khi mang giày bình thường mà bạn thấy bàn chân bị bó chặt, khó chịu ở khu vực nào, thì có thể bỏ qua những lỗ dây ở khu vực đó để đôi giày có thể co giãn tối đa ở những khu vực này.
Tất nhiên với việc bỏ qua một vài lỗ xỏ dây thì đôi giày sẽ không còn cực kỳ “nhạy” với độ phản hồi cao như khi xỏ dây đầy đủ, nhưng đó là điều bạn sẽ phải hi sinh để đổi lấy sự thoải mái. Vậy nên hãy thử kiểu thắt dây này trước khi bước vào trận đấu, để xem bạn có cảm thấy thoải mái với nó hay không nhé.
Nếu sau khi bỏ qua vài lỗ xỏ dây mà cảm thấy phần dây giày thừa ra sau khi thắt còn quá dài và lòng thòng, bạn có thể đổi cho mình một cặp dây giày ngắn hơn, hoặc bạn có thể áp dụng mẹo giấu dây mà chúng mình sẽ giới thiệu ngay dưới đây.
#4 Kiểu giấu nút thắt dây
Đây là một mẹo mà theo mình chỉ có thể áp dụng trên những đôi giày đá bóng cổ thấp mà thôi.
Khi thắt dây giày theo kiểu thông thường, bạn sẽ luôn có một phần dây thừa ra sau khi thắt, và phần dây này sẽ ngắn hoặc dài tùy theo từng đôi giày và từng loại dây giày khác nhau. Nhưng nếu bạn từng cảm thấy phần dây thừa lòng thòng trông thật vướng víu và không đẹp mắt thì chúc mừng, đây là cách bạn có thể khắc phục nó.
Cách này rất đơn giản, bạn cứ xỏ dây như bình thường hoặc xỏ theo bất kỳ cách gì bạn muốn. Đến công đoạn cuối cùng là thắt dây lại (cột dây), thay vì thắt nút ở ngay giữa lưỡi gà của đôi giày, hãy thắt lại ở phần rìa ngoài của lưỡi gà, tức là nút thắt phải nằm ở ngay sát lỗ xỏ dây phía ngoài cùng của đôi giày.
Sau đó, hãy thắt (cột) dây như bình thường. Sau khi đã cột dây xong, hãy kéo sao cho đầu dây thừa ra là ngắn nhất (tức là phần vòng tròn của nút thắt dây là lớn nhất), làm cho 2 đầu dây giày nằm sát với nhau.
Giờ thì hãy giữ 2 phần vòng tròn đang dài lòng thòng đấy, vuốt ngay ngắn lại và nhét nó vào bên dưới lưỡi gà của đôi giày. Lúc này bạn sẽ gần như giấu được toàn bộ phần dây giày thừa ra sau khi thắt, và trông đôi giày sẽ cực kỳ gọn gàng, không còn phần dây nhợ lòng thòng phất phơ như bình thường nữa. Và bạn cũng không phải lo mình sẽ đạp phải dây khi đang chạy!
Hãy nhớ là chỉ luồn phần vòng dây thừa ra vào dưới lưỡi gà thôi nhé, đừng giấu cả phần gút của dây hoặc phần đầu cứng của dây giày xuống, vì những phần này có thể cấn vào mu bàn chân và khiến bạn khó chịu khi chạy đấy. Phần dây giày mềm hơn, dễ luồn hơn và sẽ không gây cấn.
LƯU Ý VỀ DÂY GIÀY ĐÁ BÓNG
Thông thường, các hãng sản xuất đã tính toán để giày đá bóng đi kèm với dây có độ dài, hình dáng phù hợp nhất để phát huy tối đa hiệu suất của đôi giày.
Nếu dây giày đá bóng bị mòn, hãy thay thế chúng bằng những cái phù hợp với hình dạng (hình tròn, bầu dục hoặc phẳng) và độ dài của cặp dây trước. Nếu gặp vấn đề với việc nới lỏng nút thắt, bạn có thể chuyển từ dây tròn sang dây phẳng. Bạn cũng có thể chuyển từ vật liệu tổng hợp như nylon sang sợi tự nhiên như cotton.
Hầu hết giày đi kèm với dây có tuổi thọ tương tự như giày. Nếu bạn đang sử dụng đến bộ dây thứ ba hoặc thứ tư, hãy cân nhắc xem giày của mình đã đến lúc cần thay mới chưa.
TỔNG KẾT:
Trên đây là các cách buộc dây giày đá bóng không bị tụt đơn giản và hiệu quả. Hãy nhớ là cảm giác khi mang giày sẽ thay đổi tùy theo sở thích và cơ địa của từng người, vậy nên hãy dành thời gian thử nghiệm và trải nghiệm những cách xỏ dây giày đá bóng này trước khi thật sự áp dụng vào trận đấu nhé.