AoBongDa.net xin đưa ra nhận xét về một số ưu và khuyết điểm của các lọai đế giày đá bóng. Để mọi người chọn những đôi giầy bóng đá để thi đấu ở những mặt sân khác nhau, cũng như phù hợp với vị trí thi đấu, tăng hiệu năng thi đấu và giảm thiểu chấn thương nhất.

1. Chọn giày theo mặt sân:

Ở VN có 4 loại mặt sân chủ yếu: Sân cỏ thật, sân cỏ nhân tạo, sân đất và sân trong nhà. Tuy nhiên nếu chọn không đúng loại giày thi đấu không đúng sẽ làm giảm khả năng thi đấu và dễ gây ra chấn thương (bong gân, lật cổ chân,…)

a) Sân cỏ nhân tạo : Cũng có 2 loại là AG và TF.

– TF (Turf Floor) hay quen gọi là giày đinh dăm:

Thực sự loại giày này thiết kế là để tập luyện nhẹ (turf trainer), tuy nhiên với sự ra đời của nhiều sân cỏ nhân tạo kiểu nhôm nhoam, chất lượng cỏ, cao su không đạt chuẩn thì hầu hết mọi người thường sử dụng loại giày này. Đinh hay có dạng như trong hình, thường bằng nhựa hoặc cao su (đế Adidas và Nike hoàn toàn bằng 100% cao su) hoặc có mặt cả hai chất liệu.

Ưu điểm :

  • Phần đế giầy có lót thêm 1 phần nệm lót nên khá mềm, di chuyển sẽ không làm bạn đau chân rất bám sân ngay cả khi trời đang mưa nhỏ.
  • Rất bám sân ngay cả khi trời đang mưa lâm râm (mưa to chắc bà con kéo nhau nghỉ đá hay đi núp rùi nên mình không bàn đến trời dông bão nhé)

Nhược điểm :

  • Thực hiện động tác kỹ thuật khó khăn hơn với cầu thủ nghiệp dư.
  • Vào banh sức sát thương bình thường -cái này nên để phần ưu điểm hay nhược điểm nhỉ ?

–AG (Artificial Grass) – Giày đinh tán:

Đây mới đúng là dòng giày để đá ở các sân cỏ nhân tạo, tuy nhiên đấy là sân đạt chuẩn của các nước phát triển với mặt cỏ bằng, cao su đều, còn ở VN nếu đá không quen trên các sân kém chuẩn sẽ chấn thương ngay. Đinh bằng nhựa, thường dạng tròn (trừ adidas mấy dòng gần đây thích đinh tam giác ), cao hơn đinh TF nhưng chưa bằng đinh FG/SG.

Ưu điểm:

  • Rất bám sân
  • nhìn rất gấu ó, gây uy hiếp tinh thần cho đội bạn (kà kà kà )
  • Sức sát thương rất cao

Nhược điểm :

  • Đối với giầy Nike các loại khi nhất lớp lót lên sẽ hok có phần nệm bào vệ gót chân, phần đế (phần nhựa cứng lật đôi giầy lên là thấy liền) tương tự với đế sân lớn.
  • Dễ trật sơ mi khi di chuyển khônh cẩn thận
  • Đối với cỏ mỏng, sân xấu, sẽ có cảm giác như đi guốc.

b) Sân cỏ thật:

Giày dùng để đá ở sân cỏ thật chia làm 2 loại đế: FG và SG:

 FG (Firm Ground) hay còn gọi là giày đinh liền:

Là loại giày đá bóng có đế để đá ở các sân cỏ thật có nền đất cứng, cỏ dài (10mm đổ lên) không được tưới trước các trận đấu. Đinh thường bằng nhựa đúc, gắn liền với đế nhựa. Gần như 100% sân cỏ thật ở VN (Hàng Đẫy, sân tập và sân chính Mỹ Đình, Thống Nhất, Vinh,…) đều chỉ ở tiêu chuẩn này.

Loại này nhiều anh em vẫn chọn giày này để vác đi đá cỏ nhân tạo ầm ầm, tuy nhiên lời khuyên của AOBONGDA.NET là không nên dùng giày này đi đá cỏ nhân tạo vì nếu đi không quen rất dễ gây trật mắt cá, lật cổ chân hoặc bong gân. Hãy dùng giày đế này ở các sân cỏ thật.

– SG (Soft ground) hay còn gọi là giầy đinh 6 móng, đinh sắt:

Là loại đế giày có đế để đá sân cỏ thật có nền đất mềm, ẩm, cỏ ngắn (8-10mm) được tưới thường xuyên và trước mỗi trận. Đinh thường làm bằng sắt hoặc nhôm, inox,… có thể tháo ra bằng cờ lê. Đây là loại đinh để đá ở các sân cỏ thật tiêu chuẩn cao ở các nước phát triển của châu Âu (Anh, Pháp, Đức…), châu Mỹ (Mỹ, Brazil,…) châu Á (Nhật, Hàn,…).

Loại này thì ít thấy ở bóng đá phủi, nhưng các cầu thủ đá ở V-League trên sân cỏ chất lượng thấp (như đã nói ở trên) vẫn đi SG, nhất là hậu vệ ,thủ môn vì nó trụ vững, giúp bám chắc trên sân mà với những sân cỏ chất lượng chưa cao như ở Việt Nam thì không nên đá loại này, vừa để giữ chân cho mình và làm cho đội bạn bớt hoang mang.

Cũng như đã nêu ở trên, loại giày này KHÔNG NÊN đi đá cỏ nhân tạo vì dễ gây chấn thương cho cả mình và đội bạn.

c) Sân trong nhà và sân cát:

Đá ở sân trong nhà (futsal) thì thường sử dụng đế IC (Indoor Court). Đế bằng cao su, bệt. Thường thì đá ở sân trong nhà hoặc sân đất thì các bác hay đá bằng IC hoặc TF.

Ưu điểm

  • Đá được cả 2 sân cỏ nhân tạo lẫn futsal.
  • Đá banh thực hiện những cú kéo gầm, hay di chuyển rất sẽ dàng, đá bóng kỹ thuật tốt.
  • Gần giống giầy bata bạn hay đi nên khả năng thích ứng tốt, phù hợp cho những người nào bị trật sơ mi, chấn thương vì đế thấp dễ di chuyển hơn nhiều nhé.

Nhược điểm

  • Trời mưa sẽ trơn, trượt
  • Vào banh đối thủ của bác chẳng ngán gì cả (giầy này hok có sức sát thương nhé nên kẻ thù của bạn chẳng ngần ngại gì mà ra đòn sát thủ với bạn cả J/K)

Những lời khuyên ở trên chỉ là tham khảo. Chọn giày bóng đá sân cỏ nhân tạo gì, đế ra sao là lựa chọn của bạn. Tuy nhiên nếu chọn giày đúng thì khả năng chơi bóng sẽ không bị hạn chế cũng như giảm thiểu chấn thương hơn rất nhiều. Các bạn có lời khuyên hoặc ý kiến gì thêm, đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi.